PHIÊU DU KÝ

A Journal

Phiêu Du Ký ... Dọc Đường Cát Bụi ... Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: info@CHNproduction.com


Phần 3 - Năm học đầu tiên: Ngày đầu đi học

19/4/2012
Võ Châu Phương


Xin mời các bạn xem phần 3 - Ngày đầu đi học của Võ Châu Phương ...




 Ngày tựu trường đã đến, một buổi sáng có gió heo mai lành lạnh, ánh nắng trãi dài trên ngành cây ngọn cỏ, tôi với bộ đồ mới, cắt tóc ngắn, đôi dép mủ đi trên con lộ đầy cỏ bông may con ước đẩm sương đêm để cùng mẹ đến trường. 
  Trước đây tôi cũng từng đi học, nhưng lần đi học nầy tôi có cảm đặc biệt, một cảm giác là lạ vừa phấn khởi, vừa hồi hợp; được học lớp năm dù nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. Giờ sắp thưc hiện lòng thấy phấn chấn, tràn ngặp những niềm sung sướng của một cậu bé đang sống trong hy vọng trở thành một người lớn. Không biết nét mặt của tôi lúc ấy như thế nào, mẹ nhìn tôi mà nói: 
- Mẹ không ngờ, được đi học mà con vui như vậy! 
 Một cậu bé rất đơn thuần, chưa qua thử thách, chưa từng gặp khó khăn, không có suy nghĩ học để làm gì,  cũng không biết lớp nầy khó hay dể, chỉ biết đây là lớp năm, một lớn nhất trường xã là tôi vui mừng, nên trả lời với mẹ:
- Con học được lớp năm con mừng lắm !
 Mẹ nhìn tôi nở một nụ cười, mẹ nói:
- Mới xin học, đâu biết học được lớp mấy, mà con dội mừng.
 Rồi mẹ nhìn mấy quyển tập trên tay tôi được cuộn trong một bọc nilon mẹ nói:  
- Con muốn cái cặp da giống như anh phải không?
 Trứớc đây tôi mê cái cặp da của anh tôi lắm, ảnh rất quý không cho ai đụng đến, tranh thủ lúc ảnh đi đâu vắng, tôi mang cái cặp đi khắp xóm giống như mình cũng đi học, có lúc anh phát hiện được, tôi bị la cho một trân. Mấy ngày nay , tôi luôn nghĩ đến cái cặp da, nhưng không dám yêu cầu mẹ mua cho, vì thấy mẹ phải tốn kém nhiều thứ  để chuẩn bị cho ba anh em vào mùa tựu trừong, đành im lặng để nó trong lòng, vậy mà mẹ biết, nên thú nhận:
- Dạ mẹ!
 Mẹ giải thích cho tôi hiểu, cũng đồng thời đặt ra tiêu chuẩn cho tôi phấn đấu trong việ học:
_ Anh con lúc học rất giỏi mẹ mới mua cặp da cho; chừng nào con học khá, mẹ mua cho.  
  Hai mẹ con vừa đi vừa nói chuyện chẳn mấy chóc đến xã Mỹ An, gần đến trường quang cảnh thật là náo nhiệt, ở đâu cùng thấy học sinh đi học, đủ mọi lứa tuổi, có những em rất nhỏ nhúc nhác sợ sệt đi dưới sự diều dắt của mẹ, thặm chí có nhưng em khóc thúc thích không muốn đến trường vì phải xa mẹ. Còn những bạn lớn đi theo nhóm, tụm năm tụm bảy; nữ theo nữ nam theo nam; nhóm nữ cười nói huyên thiên đi đứng nghiêm chỉnh, còn bọn con trai chạy nhẩy giống những con chim non đang tung tăng vui mừng đón ngày mới. Thỉnh thoảng thấy những anh chàng nghịch ngợm,len lén đi sau lưng các học sinh nữ rồi thình lình hất nón các cô rồi nhanh chống bỏ chạy mặc cho các cô la hét, còn đồng bọn vổ tay reo hò tán thưởng. Không khí vui tươi sinh động làm sao, chắc mai đây tôi cũng có nhiều bạn ở nơi nầy, rồi cũng có nhóm để mà chơi.
  Ngôi trường hiện ra trước mắt, không ngờ ngôi trường lớn quá, tôi chưa từng thấy, gồm hai dãy dài, được bao bọc chung quanh bởi hàng rào xi măng, sơn màu trắng; phía trước có cổng với bản to khắc chữ Trường Mỹ An. 
 Sau khi qua cổng quẹo trái, căn đầu tiên là phòng hiệu trưởng. Thấy mẹ là một người quen, thầy hiệu trưởng mừng rở hỏi:
 - Bác ba, nay bác đi đâu đây?
 Mẹ tôi chào , tôi cung khoanh tay cuối đầu chào thầy, mẹ tôi nói:
 - Tôi đến đây nhờ ông hiệu trưởng giúp đở.
 Đây là thầy hiệu trưởng Võ Đình Phú, thầy mời hai mẹ con vào văn phòng, mẹ ngồi đối diện với ông tại bàn làm viêc. Ông hỏi:
 - Bác cần giúp về việc gì?
 mẹ tôi ra dấu cho tôi cuối đầu chào , rồi nói:
- đây là con trai của tôi, xin ông hiệu trưởng cho cháu được học.
 Thầy hiệu trưởng nhìn tôi rôi quay sang mẹ, thầy hỏi:
- Bác xin cho em học lớp mấy.
- Dạ, Lớp 5.
- Trước đây, bác cho em học ở đâu?
- Thưa ông, cháu chủ yếu học ở nhà, do anh nó dạy.
- Có phải do em Biết dạy không?
- Dạ đúng!
 Ông do dự một hồi rồi nói:
- Em Biết là học sinh rất giỏi, nhưng không thể dạy cho em mình đủ trình độ học lớp năm được.
- Thưa ông, thỉnh thoảng tôi có cho cháu đến học ở chú Hoàng Khôn.
 Thầy hiệu trưởng dường như nhớ một điều gì đó rồi nói:
- Học ở Hoàng Khôn à! Hoàng Khôn có gởi cho tôi giấy giới thiệu một số học sinh, để tôi xem.
 Thầy vừa lấy một bao thư trong hộc bàn vừa hỏi tôi:
- Em tên gì?
 Tôi khoanh hai tay lại như mẹ đã dạy từ nhỏ khi nói chuyện với người lớn:
- Dạ thưa thầy em tên Võ Văn Chín.
 Thầy đọc lướt qua lá thư rồi nói:
- Trong danh sách không có tên em, em có biết Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Văn Kiệp và Võ thị Bình không?
 - Dạ thưa thầy em biết! dạ học chung!
 Chắc nghe học chung, thầy tưởng học cùng một trình độ, chớ thực tế theo tôi nhớ, học ở chú Hoang Khôn, anh Thọ học rất lâu năm có trình độ cao nhất, đến Bình và anh Kiệp, còn tôi một năm chỉ học 3 tháng làm sao mà so sánh được. Bổng nhiên thầy đứng vậy, đến bên tôi, đưa tay vổ nhè nhẹ vào đầu tôi, và nói với mẹ:
- Em rất là ngoan và lẽ phép. Tôi tạm thời cho em học lớp năm;  thầy dạy lớp sẽ kiểm tra lại trình độ, mới quyết định được.
 Thầy ghi ngay một tờ giấy bảo tôi mang xuống lớp, con mẹ tôi ở lại văn phòng làm giấy tờ.
  Mừng quá, ngở mọi chuyện xong rồi, mình chính thức học lớp năm đúng theo ý nguyện. Mang tờ giấy dưa cho thầy Khoa , thấy dạy lớp năm, được sắp chỗ ngồi gần bàn cuối vì cao to so các bạn trong lớp.
 Mừng chưa xong đến lo sợ, trong lớp toàn là những bạn xa lạ ngoài trừ Bình, Kiệp, Thọ, ai nấy mặt mày sáng láng, ăn mặc tề chỉnh, trả lòi lưu loát một cách tự nhiên khi thầy hỏi. Đáng sợ nhất là thầy Khoa, mặt thầy rất là nghiêm nghị, tiếng nói to nghe san sảng, đôi mắt sáng hoắt. Tôi nhìn thấy thầy không dã mất hồn khiếp día, thú thật từ nhỏ chỉ ở trong thôn xóm, quen nhìn những nông dân ăn mặc xề xòa, nay lần đầu thấy thầy quá đạo mạo, đi đứng ăn nói quá chuẩn mực, đúng một vị thầy mô phạm làm cho tôi sợ hảy.
  Buổi học đầu tiên, là ngày kinh hoàng nhất trong đời tôi, mà không bao giờ tôi quên được. Cũng từ ngày đó cuộc đòi tôi mở ra một giai đoạn mới, một lói sống mới thay cho chú bé chăn trâu không biết lo lắng, không phiền muộn, không hơn thua, không ganh đua.
  Để kiểm tra trình độ học trò, thầy cho bài toán đố, rôi chấm tại lớp. Khi phát bài, thầy kêu từng bạn một lên nhận bài, trước khi nhận bài thầy nhìn từ đầu đến chân, phê phán bài đúng sai giỏi dở làm cho cả lớp nghe khiến những bạn chưa kêu tên phải hồi hợp, phập phòng lo sợ không biết thầy nói gì về mình. Riêng bản thân tôi không diển tả, các bạn cũng biết như thế nào rồi, tôi chưa tưng thấy cảnh như thế nầy. Khi đến tôi thầy có vẽ mặt tức giận, hỏi: 
- Em cọp dê bài của ai?
 Đây là từ đâu tiên tôi mới nghe, nên trả lời với thầy:
- Thưa thầy, thầy bảo em làm toán chớ đâu bảo em cọp đê
 Cả lớp cười rộ lên, làm cho tôi càng hoảng sợ.
 Thầy nhăn mặt, nói thật là to:
- em chép đáp số đó của ai?
 Tôi trả lời thầy với giọng rung sợ:
- Dạ thưa thầy, đáp số đó của em.
 Thầy không nói gì tiếp, tôi rung như đuôi thằn lằn đứt, cằm tập về chỗ. Từ đó ngồi trong lớp mà âm ắp lo âu.
 Sau đó thầy viết đoạn văn lên bảng, học sinh nào được thầy kêu tên đứng lên đọc, rồi thầy giải nghĩa, trình độ lớp năm đọc bài đối các bạn trong lớp là chuyện nhỏ; nhưng tôi vẫn hồi hợp lo sợ, vậy mà thầy đâu có tha. Nghe thầy gọi tên, tim tôi thiếu điều nhảy ra khỏi lòng ngực, tôi đứng vậy mới đọc đựoc một vài hàng cả lớp lai cười lên, cười to đến không còn nghe tiếng tôi đọc. Khi tôi đọc xong, thầy nói giửa lớp:
- Ngày may, em xuống lớp bốn học!
 Nghe câu đó, tôi thật là xấu hổ, quê mặt với bạn bè, không dám nhìn ai hết chỉ ngồi gục đầu, mong cho đến giờ tan học.
 Tiếng trống trương vang lên, tôi không con biết ai nữa, đi ngay ra khởi lớp, khởi trường, rồi cằm đôi dép trên tay mà chạy một mạch về nhà. Trong lòng tôi rất giận thầY Khoa, do không hiểu biết lúc đó, tôi cho thầy không ưa tôi, làm cùng một đáp số, thầy cho các bạn đúng, còn thầy cho tôi là cọp dê; tôi đọc bài có sai đâu mà thầy biểu xuống lớp.
 Tôi về đến nhà trong tâm trạng chán nản thất vọng nảo nề, không chịu đựng được tôi ngồi trong buồn khóc một mình, khóc một cách nghẹn ngào nức nở, khóc để dơi đi phần nào ấm ức sự bất công của thầy, khóc để phai mờ đi sự mất mặt trong lớp hôm nay.

 Võ Châu Phương ( còn tiếp)

Phần 1, Phần 2 Phần 4 đã đăng trong mục Dọc Đường Cát Bụi


Phiêu Du Ký

Web Design by CHN Production - Copyright © 2012, All rights reserved.