PPhần 1: Người thầy thuốc đóng kịch
29/1/2012
Tác giả Võ Châu Phương
Trang web Phiêu Du Ký giới thiệu tác phẩm "Người thầy thuốc đóng kịch" của tác giả Võ Châu Phương vừa sáng tác, xin mời các bạn xem ...
Trong những năm hành ngành y, vừa là bác sĩ phẫu thuật, vừa là bác sĩ giảng dạy, có lúc cầm dao mổ, có lúc cầm viết, cũng có lúc do yêu cầu học sinh phải viết kịch cho các em diễn; nhưng có một lần thật là thú vị tôi vừa soạn kịch, vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên cùng bệnh nhân đóng một vở kịch. Câu chuyện xẩy ra cách đây 23 năm, vào một buổi trưa sắp đóng cửa phòng mạch, có người đàn ông tuổi trung niên dìu vợ vào khám bệnh, ông nói: - Bác sĩ còn giờ khám bệnh không? Thấy người vợ đang yếu ớt mệt mỏi, môi tím đen, da mặt xám xịt, hơi thở thều thào, dường như không có sức để đi tiếp nữa, thấy tình cảnh nầy không nỡ nào từ chối. - Anh hãy đưa chị vào giường, để tôi khám. Chị đang bán ngoài chợ Trà Vinh thì ngất xỉu, khi đỡ lên xe xích lô để đem vào bệnh viện thì chị tỉnh lại, theo lời khuyên của chú xe xích lô đến phòng mạch. Bênh của chị đã lâu ngày, đã tích cực chữa với nhiều bác sĩ, bệnh cứ tái đi tái lại, chị mất lòng tin quay qua chữa với thầy bùa thầy cúng rồi đến thuốc nam, bệnh lại nặng hơn. Nay nghe lời mách của chú xích lô đến một bác sĩ trẻ với hy vọng sẽ gặp phước chủ may thầy, mong chữa khổi bệnh. - Tạm thời, tôi chích thuốc khỏe cho chị; chị phải vào bệnh viện để xin chữa trị. Hai vơ chồng nhìn nhau như trao đổi tính hiệu nào đó, rồi chị nói: - Tôi muốn bác sĩ chữa cho tôi. - Chị cũng phải đi chụp hình phổi, và chiều nay anh chị trở lại mang luôn hình chụp cho tôi. - Mấy giờ phòng mạch bác sĩ mở cửa lại? - 4 giờ 30 chiều, nhưng anh chị hãy đến 7 giờ 30 tối, chúng ta có thời gian bàn cách điều trị cho chị. Tối hôm đó, anh đã dùng xe vespa chở chị đến, cũng như buổi sáng anh âu yếm dìu vợ vào, còn chị dùng lời lẻ rất nhẹ nhàng êm dịu nói với chồng, cách xử sự hai vợ chồng với nhau làm cho tôi mến mộ. Chị bị lao phổi mà không chẩn đoán ra, bệnh kéo dài làm cơ thể suy kiệt nặng. Bệnh lao phổi ngày nay có một sổ thuốc đặc trị và hiệu quả. Tùy hoàn cảnh kinh tế gia đình mà chọn phát đồ thích hợp, khi chọn xong người bệnh cùng gia đình phải đươc giải thích một cách rõ ràng về bệnh và cách chữa trị, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị, bệnh nhân và cùng với gia đình rất là quan trọng cho sự chữa trị thành công. Đây là một bệnh lây nhiểm, điều trị kéo dài nhiều tháng, mỗi giai đoạn dùng thuốc khác nhau. Nếu bệnh nhân không tuân theo cách thức uống, ngày giờ uống, hàm lượng, loại thuốc uống, vi trùng sẽ quen thuốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng, sẽ lây lan cho người nhà đặc biệt là trẻ em. Để đở tốn kém, người bệnh có thể đến trạm chống lao ở địa phương xin điều trị, sẽ được cấp thuốc miễn phí; nhưng anh đã chọn một phác đồ tốn kém nhất, có hiệu quả nhất để chữa cho vợ mình. Chị bị suy kiệt quá nặng để điều trị cho có kết quả, phải vừa chữa trị vừa nâng tổng trạng, phải nói khá tốn kém; nhưng anh lúc nào cũng vui vẻ, động viên vợ mình, nhắc nhở vợ dùng đúng giờ theo phác đồ. Sau thời gian ngắn, chị đã phục hồi ngoài sự tưởng của gia đình và tôi, chị khỏe lại da hồng hào, người vui vẻ, anh cho biết chị có da có thịt hơn và yêu đời hơn trước. Hai vợ chồng đối đải như đôi tình nhân, thật là ngọt ngào, thật là hạnh phúc, cả hai tôn trọng hết mực, đã giới thiệu cho tôi nhiều bệnh nhân mới, chúng tôi xem nhau như người thân, bệnh của chị lúc nầy chỉ cần gặp tôi một tháng một lần là đủ, nhưng anh chị rất tình cảm ghé qua trò chuyện với mẹ tôi, thỉnh thoảng còn mùa đồ ăn nữa. Bỗng một tháng trôi qua không thấy hai người ở đâu, mẹ tôi nhớ và nghĩ anh chị đâu chắc bận làm việc. Đến ngày lấy thuốc chỉ có một mình anh đến, tôi hỏi thăm về chị, anh trả lời: - Bà nhà tôi cũng khỏe. Trả lời không mạnh miệng, nét mặt không vui làm cho tôi có cái gì đó không yên tâm. Sau đó một tuần, khoảng 8 giờ tối, anh đưa chị đến khám bệnh. Chị có vẻ mệt mỏi, chung quanh mắt thâm quần chắc nhiều đêm không ngủ, người ốm đi, đặc biệt không còn nụ cười trên môi. Tôi khám bệnh một cách tỉ mỉ, không phát hiện một bênh tái phát, cũng không phát hiện bệnh gì mới, chỉ có tinh thần không ổn định đang lo buồn chuyện gì. Quan sát là một trong những chức năng của thầy thuốc, tôi phát hiện hai vợ chồng có sự thay đổi; nhưng anh chị không nói tôi cũng đành chịu, thấy hai buồn, tôi cũng chẳng vui nói: - Anh đưa chị đến bệnh viện Hồng Bàn khám bệnh làm kháng sinh đồ! Người vợ cuối đầu, còn người chồng nhìn mặt tôi hỏi: - Sao phải đi bệnh viện? - Tôi khám cho chị không phát hiện bệnh tái phát; nhưng tổng trạng của chị kém đi báo hiệu cho sự điều trị của tôi không hiệu quả, mà phát đồ điều trị nầy thất bại rất là nguy hiểm cho chị, không còn mấy loại thuốc để chữa, nên đến bệnh viện lao thành phố làm kháng sinh đồ hy vọng tìm ra thuốc thích hợp cho chị. Hai vợ chồng chào tạm biệt, khi hai người đi khuất, mẹ tôi nói chắc ổng có bồ nhỏ, tôi không đồng ý với mẹ tôi vì anh là một người đàn ông yêu thương vợ nhất mà tôi thấy. Mẹ tôi bảo: - Đàn ông đơn giản, nhưng ham muốn của đàn ông không đơn giản. Chú ấy là một mẫu người mà nhiều phụ nữ để ý tới. Xin xem tiếp Phần 2
|
Web Design by CHN Production - Copyright © 2012, All rights reserved.